Cần làm gì khi bị lẹo mắt? Cách chăm sóc mắt khi bị lẹo

Vì sao lại có lẹo ở mắt? Cần làm gì khi mắt có lẹo? Lẹo có nguy hiểm hay không? Matkhoe kính mời quý độc giả cùng tìm câu trả lời cho tất cả những thắc mắc xoay quanh lẹo trong bài viết sau nhé.

1. Triệu chứng lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính của tuyến bờ mi. Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm theo ngứa và đau. Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

 Bệnh nhân bị lẹo thường sưng đỏ vùng mi mắt, ấn thấy đau bờ mi, sau hóa cứng, đồng thời bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ rồi hết đau. Lẹo ở trong mi mắt diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo: 

– Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Lẹo ngoài do nhiễm trùn nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Cấu trúc mí mắt
Cấu trúc mí mắt

2. Nguyên nhân lẹo mắt

Viêm bờ mi là nguyên nhân gây lẹo mắt
Viêm bờ mi là nguyên nhân gây lẹo mắt

– Do viêm bờ mi: hay gặp do viêm bờ mi do tụ cầu, hoặc bội nhiễm vi khuẩn sau các tác nhân nhiễm trùng khác như kí sinh trùng, nấm,…

– Do cơ địa các bệnh về da như mụn trứng cá

– Do bệnh lý đái tháo đường

– Do trang điểm

3. Phòng ngừa lẹo mắt

– Mọi người không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

– Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.

– Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chăm sóc một người bị mụn lẹo ở mắt. 

– Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt cần được dùng riêng rẽ để giữ vệ sinh.

Chườm ấm giúp mắt dễ chịu hơn khi bị lẹo
Chườm ấm giúp mắt dễ chịu hơn khi bị lẹo

4. Cách điều trị lẹo mắt

Như một điều trị viêm bờ mi

Nguyên tắc chung:

  • Khi chưa viêm bờ mi cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh:

– Làm sạch mắt hàng ngày, hoặc sau khi làm việc.

– Cần phòng tránh các biện pháp phơi nhiễm tác nhân gây viêm bờ mi.

– Làm sạch mi mắt bằng khăn ấm, nước sạch có thể giúp kiểm soát các 1 dấu hiệu và triệu chứng.

– Các biện pháp tự chăm sóc: massage mi, làm sạch mi giúp giảm thiểu

  • Các triệu chứng kích thích:

Khi có viêm bờ mi do các nguyên nhân: cần tìm nguyên nhân và điều trị + Thuốc dùng toàn thân: kháng sinh phối hợp đường toàn thân nếu có

  • Viêm bờ mi nặng:

Các phương pháp hoá lý: trong điều kiện khó khăn không có kháng sinh đặc hiệu có thể sử dụng một số phương pháp cổ điển như chấm dung dịch betadin 5% trên mặt ổ loét hàng ngày cho đến khi hết loét.

Một số thuốc hỗ trợ khác: tăng cường dinh dưỡng như vitamin A, B2, B5. Khi xuất hiện các biến chứng cần điều trị phối hợp các biến chứng, tránh tỉnh trạng bệnh nặng, kéo dài gây biến chứng.

Ngoài ra có thể hướng dẫn bệnh nhân đắp gạc ướt, đánh bờ mi, các phương pháp vật lý trị liệu đơn giản mà bệnh nhân có thể tự làm được.

– Thuốc kháng sinh tại chỗ.

– Thuốc nhỏ mẳt hoặc thuốc mỡ steroid: trong một số trường họp nặng cần thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa steroid có thể giúp kiểm soát viêm trong mắt và mi mắt.

– Nước mắt nhân tạo: giúp giảm khô mắt, giảm thiểu các biến chứng khác về mắt.

  • Các biện pháp khắc phục tự chăm sóc một lần hoặc hai lần một ngày:

– Áp gạc ấm trên mắt khép kín trong năm phút để nới lỏng dịch rử khô trên mi mắt.

– Ngay sau đó, sử dụng một chiếc khăn thấm nước ấm và một vài giọt dầu gội trẻ em để rửa sạch các mảnh vụn dầu tại chân của lông mi.

– Tiếp tục điều trị cho đến khi các dấu hiệu và triệu chứng hết. Sau đó có thể giảm tần số rửa mi mắt và duy trì một thói quen chăm sóc mi mắt tránh tái phát.

– Kiểm soát các viêm nhiễm nơi khác: theo nhiều nghiên cứu, nấm mi thường cùng bệnh cảnh với nhiễm nấm nơi khác như nấm da, nấm tóc, nấm móng…các tác giả khuyên cẩn quan tâm đến điều trị nấm ở các vị trí trên cơ thể mà có thể là nhiễm nấm nguyên phát. Nấm tóc cũng được nhiều nghiên cứu quan tâm, các tác giả khuyên cần có điều trị nấm tóc bằng các thuốc chống nấm (dầu gội đầu có thuốc chống nấm).

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ:

Tất cả các trường hợp viêm nhiễm mi mắt cần đến các bác sĩ chuyên khoa mắt, để các bác sĩ có thể chẩn đoán lẹo hay là các bệnh lý khác (như bỏng, độc tố côn trùng,…), dựa trên lâm sàng và các xét nghiệm các bác sĩ sẽ có định hướng về nguyên nhân và xác định phác đồ điều tri phù hợp.
Lẹo hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị được.

Mặc khác, lẹo lại rất hay tái phát, nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cần thiết. Các phương pháp điều trị lẹo cũng rất đa dạng, nên để đảm bảo lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, quý độc giả liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa nhé.