Mắt lác có thể trị khỏi không?
Mắt lác ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày nhưng nếu được phát hiện sớm, có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật và các bài tập tăng cường thị lực.
Table of Contents
1. Mắt lác là bệnh gì?
Định nghĩa: là một bệnh gồm hai hội chứng: lệch trục nhãn cầu và rối loạn thị giác hai mắt. Nói một cách đơn giản là hai mắt của người bị lác không thể nhìn đồng thời cùng một hướng thẳng vào vật tiêu, một mắt lệch so với mắt còn lại.
Ảnh hưởng của mắt lác đến người bệnh: khi người bệnh bị lác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn hại đến thị giác hai mắt làm mất thị giác hai mắt (khả năng nhìn hình nổi, chiều sâu không gian ba chiều), gây song thị (nhìn một thành hai), để tránh song thị não sẽ thích ứng bằng cách bỏ qua hình ảnh của mắt lác hay còn gọi là ức chế hình ảnh của mắt lác, hình thành tương ứng võng mạc bất thường, gây nhược thị (giảm thị lực ở một hoặc hai mắt) và định thị ngoại tâm.
2. Triệu chứng:
Tùy theo hình thái và tính chất của lác: lác trong (một mắt nhìn thẳng và mắt còn lại đưa vào trong), lác ngoài (một mắt nhìn thẳng và mắt còn lại đưa ra ngoài), lác đứng (một mắt nhìn thẳng và mắt còn lại đưa lên trên hoặc xuống dưới). Ngoài ra còn có lác chéo.
Với những trường hợp lác mới xuất hiện thì người bệnh thường có song thị. Bệnh nhân có thể có giảm thị lực ở các mức độ khác nhau, nhược thị, có thể có tật khúc xạ kèm theo, thị giác hai mắt bị ảnh hưởng. Vận nhãn (khả năng vận động của nhãn cầu theo các hướng) có thể bình thường hoặc rối loạn. Với những trường hợp lác do liệt vận nhãn thì người bệnh có thể bị lệch đầu, vẹo cổ, nghiêng mặt…
3. Điều trị:
Điều trị lác: mục tiêu chung của điều trị lác là lập lại sự cân bằng 2 mắt (hết lác) và phục hồi, củng cố thị giác hai mắt.
Nguyên tắc điều trị lác: người bệnh cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt
- Phương pháp điều trị đúng, chính xác và hợp lý
- Phối hợp các phương pháp điều trị theo một phức hệ bao gồm các bước như điều trị chỉnh quang và nhược thị, chỉnh thị, phẫu thuật.
- Cần có sự phối hợp tốt giữa thầy thuốc, người bệnh và gia đình.
Các phương pháp điều trị:
3.1. Điều trị không phẫu thuật
– Điều trị quang học: kính cộng thường dung cho trẻ lác trong điều tiết, kính trừ thường dung cho trẻ lác ngoài từng lúc với mức độ lác ít. Dùng lăng kính cho các trường hợp lác mức độ nhẹ kèm song thị. Kính hai tròng cũng có thể được dung cho một số trường hợp lác trong.
– Điều trị thuốc: dùng thuốc Botulinum toxin thường dùng cho các trường hợp lác liệt trong giai đoạn chờ phẫu thuật, thuốc Steroid thường được dùng cho các trường hợp lác do bệnh lý tuyến giáp, thuốc Menstinon dùng cho các trường hợp lác do nhược cơ.
– Các bài tập chỉnh thị như tập với bút chì: một tay người bệnh cầm bút chì để cách xa mắt 30 cm, đưa bút chì lại gần đến khi nhì thấy 2 bút chì thì dừng lại và đưa bút chì ra xa, lặp đi lặp lại nhiều lần. Bài tập trên máy Synophtophore.
– Tập nhược thị có thể dùng phương pháp bịt mắt, xâu chuỗi hạt và tập trên phần mềm máy tính.
3.2. Điều trị lác bằng phẫu thuật: tùy theo từng hình lác lác cụ thể
Với những thông tin trên, Mắt Khỏe hy vọng quý độc giả đã hiểu thêm về bệnh mặt lác (hay còn gọi là mắt lé). Đặc biệt khi được phát hiện sớm, mắt lác có thể được chữa khỏi bằng các phương pháp khác nhau.