5 lưu ý cần biết cho lần đầu đeo lens

5 lưu ý cần biết cho lần đầu đeo lens

Lens mắt (kính áp tròng) được xem là “vị cứu tinh” với các bạn trẻ bị cận thị và đang là xu hướng làm đẹp được phổ biến rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên tình trạng cộm mắt, ngứa mắt khi đeo lần đầu sẽ gây hại cho mắt. Hãy bỏ túi 5 lưu ý cần biết cho lần đầu đeo lens qua bài viết của Mắt Khỏe để lần đầu tiên của bạn là một trải nghiệm tuyệt vời nhé!

1. Cách đeo và tháo lens

Đầu tiên bạn phải rửa sạch tay bằng xà phòng và để khô, nếu muốn lau khô hãy sử dụng khăn không xơ, tránh các sợi xơ trên khăn sẽ theo tay bám vào mắt khi đeo.

Đeo từng bên một để tránh nhầm lẫn giữa hai mắt, bắt đầu bằng bên phải trước, sử dụng ngón trỏ trái kéo lens ra ngoài, hãy nhớ thao tác một cách cẩn thận tránh bị rách hoặc trầy xước lens.

Đặt lens lên đầu ngón tay trỏ, sử dụng tay còn lại kéo mở 2 mi mắt phải rộng ra, mắt nhìn xuống dưới, đặt trực tiếp vào tròng đen và nhẹ nhàng thả mi mắt ra. Thực hiện tương tự với mắt phải.

Khi tháo lens ra bạn cũng rửa tay sạch và để khô trước khi thực hiện nhé!

Dùng tay kéo nhẹ mí dưới, mắt nhìn lên hoặc nhìn sang một bên, nhẹ nhàng di chuyển lens sang phần tròng trắng của mắt. Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn, nhẹ nhàng kéo thấu kính và nhấc nó ra khỏi mắt.

Đối với thấu kính có thể thấm khí, hãy mở to mắt và kéo vùng da gần khóe mắt về phía tai. Cúi xuống lòng bàn tay mở của bạn và chớp mắt. Ống kính sẽ bật ra trong lòng bàn tay của bạn.

Đeo lens đúng cách giúp bảo vệ mắt
Đeo lens đúng cách giúp bảo vệ mắt

2. Vệ sinh và bảo quản

Khi lấy lens ra khỏi mắt, hãy sử dụng nước làm sạch chuyên dụng để loại bỏ các cặn bẩn trong quá trình đeo. Dùng ngón tay chà nhẹ mặt trong của kính trong 10 giây và tiếp tục nhỏ dung dịch làm sạch thêm một lần nữa.

Ngâm kính áp tròng trong hộp đựng kính cùng với dung dịch làm sạch. Nên nhớ là phải thay dung dịch làm sạch sau mỗi lần sử dụng. Đậy chặt khay đựng kính áp tròng và ngâm kính ít nhất 6 tiếng hoặc qua đêm.

Lưu ý: không rửa kính áp tròng bằng nước máy bởi trong nước máy có thể có vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Không dùng tay hay bất cứ thứ gì chạm vào phần đầu của chai dung dịch làm sạch lens.

3. Cách xử lý khi bị kích ứng

Lens có thể gây ra cảm giác khó chịu nếu có dị vật ở trên, dưới hoặc ở bên trong kính. Lấy lens ra và rửa sạch bằng nước chuyên dụng hoặc dung dịch không peroxide để loại bỏ dị vật. Đừng tiếp tục đeo kính áp tròng nếu không thấy thoải mái hay khi mắt bạn bị đỏ và kích ứng. Nếu tình trạng không tốt hơn sau khi ngừng đeo, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Ngưng đeo lens khi mắt bị kích ứng
Ngưng đeo lens khi mắt bị kích ứng

4. Mẹo trang điểm cho người đeo lens

Đeo lens trước khi trang điểm mắt và nhớ hãy lấy lens ra trước khi bạn muốn tẩy trang. Nếu đeo lens trước khi trang điểm, các hạt phấn nhỏ sẽ dính vào kính, nhưng đeo sau khi trang điểm vùng mắt thì nước mắt có thể làm nhòe mascara. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện toàn bộ các công đoạn trang điểm, trừ kẻ mắt và chuốt mascara rồi hãy đeo kính áp tròng. Và trong trường hợp nếu bạn không biết cách trang điểm mắt đúng cách, mắt bạn sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, bị phấn trang điểm bay vào làm mờ kính…. Do vậy, lần đầu đeo lens khi trang điểm hãy hạn chế trang điểm vùng mắt như kẻ viền trong, sử dụng phấn mắt nhũ, ánh kim loại,…

5. Hoạt động thể thao với lens

Khi chơi các môn thể thao như đá bóng, đánh cầu lông, chạy bộ… đeo lens sẽ hạn chế được những bất tiện của kính cận thông thường như sương mù (hơi nước bám lên kính gây mờ kính), hạn chế được vấn đề rơi gãy khi vận động mạnh và mang lại tầm nhìn tốt hơn.

Tuy nhiên, việc đeo lens lại không phù hợp với hoạt động bơi lội, lens sẽ bị nhiễm trùng và khó lấy ra hơn khi bị ướt cho dù bạn có đeo kính bơi. Nếu vô tình tiếp xúc với nước, hãy rửa sạch lại chúng bằng nước làm sạch chuyên dụng.

Chúc bạn có được trải nghiệm lần đầu đeo lens suôn sẻ sau khi đọc bài viết 5 lưu ý cho người lần đầu đeo lens!